Bài viết được nice bad boy sưu tầm để mang lại cho các mem những kiến thức, ví dụ thực tế về kỹ năng kể chuyện trong việc chinh phục và quyễn rũ phái đẹp
Cầm trên tay hai đĩa mỳ xào mà bà dì yêu quý vừa mới đưa, tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên: “sao vậy dì, cháu đâu ăn hết 2 suất đâu?” . “Không phải chỉ cho mày, nhìn thấy con bé ngồi góc kia không? Cháu của bạn dì mới qua chơi, mà bà kia thì tớn đi shoping rồi, mày ra đấy ngồi ăn chung với nó và tiếp chuyện hộ dì cái” – dì tôi vừa nói, vừa chỉ tay về phía ngoài, nơi một cô bé tầm 20 tuổi đang ngồi một mình bấm iphone, kiểu rất chán nản vì chả có việc gì làm.
“Tuyệt vời ông mặt giời :brick: ” – tôi nhìn lại mình: lôi thôi, nhếch nhác – bụng thì đói meo (do vừa mới “lao động công ích” giúp dì xong rồi chui ngay vào bếp), chưa kể đang tức anh ách vì Nexx mới gửi ảnh nhậu nhẹt tưng bừng ở VN sang, còn trueman thì phải tạm hài lòng với đĩa mỳ xào :too_sad: . Thực lòng chỉ muốn ăn cho nhanh rồi lượn, thế quái nào lại phải ra tiếp chuyện một cô bé không quen không biết trong vỏn vẹn 10 phút, trong khi bản thân chỉ có một khát khao, chỉ có một ước ao là nhồm nhoàm hết đĩa mỳ kia cơ chứ? Nhưng thôi, coi như một dịp luyện tập kỹ năng kể chuyện (mặc dù lúc đó tôi chẳng có câu chuyện quái nào trong đầu, ngoài hình ảnh những sợi mỳ vàng óng đang cầm tay nhau nhảy múa)
Qua vài câu chào hỏi nói chuyện logic thông thường, tôi biết em đang học bên Thụy Sĩ ngành quản trị khách sạn, vì chương trình học nên em ấy phải ở trên … núi, vì trường học nội trú cũng đồng thời là khu nghỉ mát trượt tuyết (sướng vãi). Nghe đến đoạn này tôi chợt phì cười khiến cô bé hơi ngạc nhiên.
“Haha, anh đang tưởng tượng cảnh em đội một cái mũ thỏ bông màu hồng, trượt tuyết từ nhà trọ đến trường, tối tối lại trượt về nhà” (trueman được cái trời ban cho trí tưởng tượng phong phú) – cô bé cười phá lên rồi giải thích này nọ, vậy là phá băng xong, câu chuyện từ đây trở nên thoải mái hơn nhiều. Khi em kể rằng ký túc xá ở ngay phía trên chỗ học, từ phòng trọ bước xuống lớp có mấy bước chân, tôi cười và bảo: “nhất em, chả bao giờ lo đi học muộn”. Rồi kể ngay chuyện tôi ngày xưa nhà ở cách xa phòng học 1 tiếng đi tàu và luôn đi trễ 15 phút, chuyển nhà gần hơn vẫn đi trễ 15 phút, bây giờ sống ngay gần trường mà vẫn trễ 15 phút như thế nào – rồi bảo chắc anh phải chuyển lên chỗ em học để đỡ … đi học muộn mất . Cô bé đùa lại là anh có chuyển lên trường em chắc cũng vẫn đi học muộn 15 phút thôi, không khác được đâu . Đến đây, tôi nhận ra mình vừa kể một câu chuyện mà chưa hề chuẩn bị trước! Nhưng do câu chuyện đó còn khá ngẫu hứng , chưa đầy đủ “nút thắt” và vài yếu tố bắt buộc khác như những câu chuyện trước của mình, trueman quyết định thử lại một lần nữa bằng một câu chuyện đầy đủ hơn. Sau khi nghe cô bé kể về việc được cô em họ đưa đi chơi thăm quan thành phố như thế nào, bấy giờ tôi mới kể lại cho cô bé một câu chuyện nữa:
Uh, hồi mới ngay tuần trước đây thôi chứ đâu, anh cũng có dẫn hai bà chị đi chơi thành phố một vòng đấy. Mà thực ra cũng chả quen biết gì đâu, mấy bà chị này cũng là bạn – của bạn – của bạn dì anh thôi lol, hôm ấy dì anh bận nên anh phải đảm đương nhiệm vụ cao cả và vinh quang này. Chuyện hôm đấy buồn cười lắm, bắt đầu từ ngay lúc anh mở tủ đồ ra chọn: bọn anh con trai thì ăn mặc đơn giản lắm – mở tủ đồ ra không phải để chọn cái bộ nào đẹp nhất đâu, nhiều hôm chỉ là chọn cái nào .. ít bẩn nhất thôi hehe. Hôm đấy thế quái nào cái áo phông màu hồng của anh lại là cái sạch nhất mới hay. Và vì thế mới nên chuyện …
Lúc đầu tiên anh cũng chỉ dẫn đi loanh quanh mấy danh lam thắng cảnh nổi tiếng thôi, cơ mà 2 bà ý cũng khéo chọn chỗ lắm – không chỉ có cảnh đẹp là được đâu, cảnh đẹp mà phải có trai đẹp chụp ảnh cùng mới gọi là chuẩn. Lê lết khắp thành phố, cuối cùng khi bọn anh nghỉ chân ăn lót dạ, thì chợt nhận ra ngoài đường đầy người qua lại với những bộ đồ diêm dúa sặc sỡ trên mình. Lúc ấy, anh mới chợt nhớ ra hôm nay là ngày gì. Em biết không, hôm đó chính là lễ hội người đồng tính (đến đoạn này cô bé phá lên cười – „thế anh mặc áo hồng là hợp quá rồi còn gì?“)
Thế là lại tiếp tục hành trình, 2 bà ý thì chạy qua chạy lại trong lễ hội, để tìm người chụp ảnh cùng – mà cũng kén cá chọn canh lắm, mấy anh Thái đen chuyển giới hay mấy ông Tây béo mặc váy không thèm chụp đâu, cứ thích chụp với mấy anh Nga gay mặc sịp hồng thôi (vấn đề là anh nào người cũng ngon nghẻ sixpacks cả). Chạy theo các anh chán rồi, 2 chị kia lại thèm đi shoping, mà anh thì đi theo làm gì cơ chứ,thế nên chỉ đứng đợi ở ngoài thôi – đợi một lúc thấy có mấy anh, mấy chú cứ đứng lại gần. Lúc đầu anh cũng chỉ coi là bình thường, mãi sau, mới nhìn lại mình : „đệt, mình đang mặc áo hồng mà quên khuấy đi mất!“ – sợ quá,anh liền chui vào ngay vào shop quần áo trốn đợi 2 bà kia.
Và từ hôm đó mỗi khi định mặc quần áo hồng, anh luôn nhìn lại lịch và tự hỏi mình: hôm nay có phải là ngày „an toàn“ không nhỉ?
Nhờ 1o phút nói chuyện với cô bé ấy, tôi đã nảy ra ý tưởng về một công thức để giúp bạn nghĩ ra câu chuyện trong vài giây đồng hồ. Trong sách Alpha Art có nhắc đến việc rèn luyện kỹ năng ứng biến bằng cách luyện tập: mỗi ngày nghĩ ra 1 câu chuyện từ một từ bất kỳ. Ban đầu tôi đã hiểu rằng: bằng cách tạo ra một kho những câu chuyện, chúng ta có thể ứng biến mọi lúc mọi nơi. Nhưng có thật thế không? Khi kể câu chuyện về chiếc áo hồng kia, tôi đã không hề có sự chuẩn bị trước. Vậy tại sao tôi lại làm được?
Bạn có còn nhớ ngày xưa học ôn thi đại học? Hàng ngày thầy giáo bắt bạn giải một dạng toán đến hàng chục lần, để khi vào phòng thi bạn có thể giải một bài tương tự mà không cần phải nghĩ (mặc dù bài toán luôn khác đi ít nhiều). Đó là bởi vì khi bạn làm nó nhiều lần, não bạn sẽ tự hình thành lên một mô thức chung cho dạng toán đó – và đưa nó vào tiềm thức của bạn.
Bạn hiểu đúng ý tôi rồi đó, điều này cũng giống như việc kể chuyện cho con gái nghe.
Khi tôi tìm đọc lại những câu chuyện cũ đã viết, tôi nhận ra chúng đều có những phong cách, mô hình, bố cục rất giống nhau – bằng việc viết đi viết lại nhiều câu chuyện, não tôi đã tạo ra một mô thức chung cho chúng, và vì thế, tôi chỉ việc gán một sự việc vào mô thức này, trong nháy mắt, tôi đã có câu chuyện của riêng mình! Đó mới thực sự là ý nghĩa của việc luyện tập mà sách Alpha Art đã đề cập đến.
Sự kiện + Công thức –> Câu chuyện
Và thay vì kể hàng trăm câu chuyện để não bạn hình thành nên công thức kia một cách vô thức – bạn có thể thúc đẩy quá trình bằng cách chủ động tìm ra công thức riêng cho mình. Chuyên đề này sẽ giải thích cho các bạn biết những yếu tố nào là cần thiết, là bắt buộc cho mô thức câu chuyện của riêng bạn, cách tạo ra mô thức cho cá nhân như thế nào và ứng dụng nó ra sao. Tất cả sẽ được viết đầy đủ trong những phần tiếp theo.
Luyện tập kỹ năng kể chuyện thực tế
Cao trào – trái tim của câu chuyện
Một ngày nọ sau kỳ nghỉ tết, tôi nhận được lời chúc năm mới từ một người bạn thân ở xa. Trong cuộc nói chuyện cậu ta có hỏi tôi đón tết thế nào.
“Vui vđ mày ạ, chỉ tiếc mày hôm ấy không ở đây với bọn tao. Suốt mấy ngày liền: nhậu, party, ngủ, repeat” ) – tôi trả lời.
“Nghe vui nhỉ?” – bạn nói.
“Nghe vui nhỉ” ư? Nhưng tại sao tôi lại chẳng cảm thấy lời mình nói thú vị chút nào? Rõ ràng trong những ngày ấy tôi đã rất vui vẻ cơ mà? Tại sao tôi lại trong thể truyền tải những cảm xúc đó qua câu chữ của mình? Và rồi tôi chợt nhận ra rằng: câu chuyện dù thú vị đến đâu cũng sẽ trở nên nhàm chán nếu như nó lặp đi lặp lại, nếu như nó dễ đoán. Một câu chuyện muốn thú vị thì phải có sự căng thẳng của riêng nó, một điểm nhấn, một cao trào. Bằng cách nói rằng những ngày nghỉ của tôi lặp đi lặp lại – tôi đã truyền đi không gì khác là một thông điệp nhàm chán. Và từ đó, tôi nảy ra một ý: thay vì cố gắng tóm gọn cả kỳ nghỉ dài, tôi chỉ chọn ra đôi câu chuyện ngắn:
Ờ, mà ngày đầu đi làm sau tết mới gọi là nhục. Đi làm chỗ mới mà sếp thì ghét nhân viên đi làm muộn lắm. Mà tao thì mày biết rồi đấy, ngủ nướng là giỏi – đã thế lại còn mấy ngày trước còn lướt khướt nữa. Hôm ấy tao đang mơ mơ màng màng thì sực nhớ là có hẹn với khách lúc 9h, nhìn đồng hồ thì đã 9h kém 15 từ lúc nào.
“Thôi ăn shit rồi”- tao nghĩ. Kiểu này thể đíu nào cũng ăn mắng của sếp. Mà bà khách này cũng là khách to chứ bộ. Tao lúc ấy chẳng biết làm thế nào…
Rồi sao? – thằng bạn hỏi (đây chính là cao trào của câu chuyện)
Nhưng mà còn nước còn tát mày ạ, có thể bà kia cũng đến muộn lắm chớ? Tao liền lấy máy hỏi bả đang đâu thì bả nói:
“Cô chắc đến muộn 15 phút cháu nhé – thế cháu tới nơi rồi à?”
“Dạ, cháu trước cửa rồi nhưng thôi cháu ra đầu ngõ làm cốc cà phê đợi cô cũng được. Cô cứ thong thả từ từ, đường xá sau tết lộn nhộn lắm :v “
Và rồi tao mặc vội đồ phi thẳng tới nơi.
“Kịp chứ mày?”
“Lại chả :3”
Những ngày đầu khi tập kể chuyện tôi thường chau chuốt từ ngữ rất nhiều – nhưng dần dần tôi nhận ra kể chuyện thực tế khác viết rất nhiều. Quá nặng về chi tiết sẽ khiến người đọc dễ buồn ngủ, và chính những câu chuyện ngắn như ở trên mới là thứ bạn hay dùng nhất. Và việc vừa nghĩ ra câu chuyện trong thời gian ngắn vừa phải chau chuốt cho nó quả là bất khả thi! Vì thế, khi kể câu chuyện bạn chỉ cần quan tâm đến việc tạo điểm nhấn cho nó mà thôi:
Dẫn dắt câu chuyện lên đến cao điểm, sau đó xoay chuyển nó bằng một chi tiết bất ngờ.
Một ví dụ khác: tôi có lần ngồi chơi với cáo, và cáo hỏi bâng quơ rằng ngày hôm qua tôi làm gì. Tôi nói rằng giờ này ngày hôm trước đang coi “Bộ tứ siêu đẳng” (The Fantastic 4) với thằng cháu 7 tuổi. Và nàng hỏi phim có hay không, nếu lúc này trả lời là “cũng được” thì nhạt quá – tôi liền xoay qua kể một câu chuyện:
“Phim cũng được cơ mà thằng nhóc mê lắm – nó khoái nhất là tay người lửa với bà chị vô hình trong phim. Rồi nó hỏi anh có siêu năng lực gì không? Anh bảo: chú có chứ – mà cháu giữ bí mật không nói cho ai biết nhé. Thằng bé gật đầu anh mới bảo: siêu năng lực của chú là lửa và vô hình :3
Nó bắt anh làm cho nó xem nó mới tin, khổ trẻ con giờ đa nghi lắm – thế là anh phải thể hiện cho nó coi”
Tôi đưa tay lên ra vẻ đang chuẩn bị búng tay ra lửa.
“Tạch! – Lửa … vô hình )”
“Lửa vô hình thì cũng phải làm đau đc chứ ? )”
Tôi liền véo má cô bé – như lúc xem phim véo má thằng cháu mình rồi hỏi :
“Đủ đau chưa? :3”
Hãy quên đi những đoạn tả cảnh dài dòng buồn ngủ, quên đi lối kể chuyện theo dòng thời gian lê thê hay những ngôn từ màu mè khoa trương …. tất cả những thứ bạn cần cho một câu chuyện ngắn là tạo được cao trào trong câu chuyện đó.
Thực tế thì phương pháp tạo cao trào này không chỉ với những câu chuyện mà ngay cả khi nhắn tin cũng vô cùng hữu dụng. Mấy ngày trước tôi bị đau họng nặng gần như không thể nói gì, ngồi chán lôi điện thoại nhắn tin cho cáo:
Anh định gọi điện cho em,
rủ em đi ăn kem,
rồi mình đi hát karaoke
… thế nhưng mới nhớ ra đang đau họng không làm được j trong cả 3 việc trên,
nên lại thôi
Đoạn tin nhắn đầu tạo ra một loạt những tình tiết đẩy trí tưởng tượng của cáo lên tới cao trào bằng cách đưa ra vài gợi ý: gọi điện, đi ăn, đi hát … nhưng cuối cùng bằng việc thông báo tôi bị đau họng làm nàng rơi cái bụp. Bằng cách sử dụng cao trào, trong tin nhắn này tôi không những đã góp phần hấp dẫn, thể hiện sự hài hước, vừa kéo vừa đẩy – mà còn mở ra một chủ đề mới : “bị đau họng” nữa.
“Chà thật tuyệt, câu chuyện sẽ hấp dẫn thật nếu như có cao trào, có điểm nhấn của nó.Nhưng mà hầu hết mọi câu chuyện của tôi thì lại chẳng có điểm nhấn gì cả? Vậy tôi phải làm thế nào?”
Nguồn: Alpha Art