Bài học về giới hạn cá nhân

Nếu mối quan hệ của bạn thuộc dạng: chia tay, quay lại, rồi chia tay, rồi quay lại, rồi chia tay và rồi vẫn quay lại, thì tôi khuyên bạn nên đoc kĩ những gì được viết ra dưới đây. Bài viết này dành cho bạn.

Đây là một bài viết dài quá mức cho phép. Từ khi tôi viết cuối Models: Attract Women Through Honesty và đề cập tới vai trò quan trọng của việc kiên định và giữ vững những giới hạn cá nhân – personal boundaries, nhiều người đã hỏi tôi rằng vậy những giới hạn đó là gì, chúng trông như thế nào, làm thế nào để xây dựng và duy trì chúng, chúng có thật sự quan trọng đến thế không, hay liệu chúng có giúp người yêu bạn ngừng xì hơi trong khi cô ta ngủ. Oh, tôi không tìm thấy chùm chìa khóa của mình, bạn có thấy chìa khóa của tôi đâu không? Where are my damn keys???

Câu trả lời là: Việc xây dựng những giới hạn cá nhân không phải là viên thuốc kháng sinh có khả năng cứu chữa toàn bộ các vấn đề trong một mối quan hệ (hoặc giúp bạn tìm thấy chìa khóa). Trong thực tế, những giới hạn này có nhiều tác dụng phụ để giúp bạn nuôi dưỡng lòng tự trọng và giảm sự xuất hiện của những điều bạn nghĩ là bạn cần từ những người xung quanh.

Những giới hạn này được sản sinh bằng mối quan hệ hai chiều với vật chủ: chúng giúp con người có một tâm hồn và lí trí khỏe mạnh, và chúng được sinh ra từ chính sự khỏe mạnh ấy. Chúng là những điều bạn có thể thực hiện ngay từ hôm nay khi gặp gỡ những người gần gũi quanh bạn và bắt đầu để ý sự xuất hiện của những thay đổi trong lòng tự trọng và sự tự tin của bản thân bạn.

Và đúng, tin hay không tùy bạn, thứ được đề cập từ đầu bài viết tới giờ – những giới hạn cá nhân, cũng là thỏi nam châm thu hút sự chú ý của người khác giới.

Hãy luôn mở rộng giới hạn cá nhân để phát triển bản thân

Nhưng trước tiên, điều bạn cần làm và phải làm trước tất cả mọi điều khác là đọc list dưới đây và trả lời thành thật với chính mình để biết bản thân đang ở vị trí nào.

  • Bạn có bao giờ cảm thấy người khác lợi dụng bạn hoặc dùng cảm xúc của bạn để giành lấy điều họ muốn?
  • Bạn có bao giờ có suy nghĩ rằng bạn là đấng cứu thế, luôn “cứu rỗi” những người gần gũi với mình và giải quyết mọi vấn đề của họ?
  • Bạn có thường xuyên tham gia vào những cuộc cãi vã vô nghĩa không?
  • Bạn đã bao giờ cảm thấy mình giành quá nhiều công sức hay bị thu hút quá mạnh mẽ bởi một người mà bạn chưa biết đủ lâu để có thể hành động như vậy?
  • Trong mối quan hệ của mình, bạn có cảm thấy rằng mọi sự việc diễn ra thường luôn quá tuyệt vời, hoặc quá tồi tệ và không có sự việc nào được đánh giá bằng một trạng thái ở giữa hai mức trái ngược trên? Hoặc, bạn và người yêu có đang trong một mối quan hệ on-off kiểu chia tay, rồi quay lại, rồi lại chia tay, rồi lại quay lại trong những khoảng thời gian ngắn?
  • Bạn có phải người luôn nói với người khác rằng bạn phát ngán với những thứ “bi kịch” người khác kêu than hàng ngày, nhưng dường như chính bản thân bạn cũng đang bị kẹt trong một “bi kịch” của chính mình?
  • Bạn có luôn phải bào chữa và tranh cãi về những điều mà bạn tin rằng đó không phải lỗi của bạn?

Khi bạn đánh mất chìa khóa, đó có phải lỗi của người khác không? (Where the fuck are my keys?!?!?!)

Nếu như bạn trả lời “có”, thậm chí chỉ cho một vài gạch đầu dòng phía trên, cheers, bạn đang nuôi dưỡng một hệ thống giới hạn cá nhân nghèo nàn. Còn nếu bạn giành những tiếng “có” dõng dạc và thật vang dội cho hầu hết những câu hỏi trên, thì xin chúc mừng, bạn không chỉ có những giới hạn mờ nhạt, yếu ớt mà bạn còn là một người không độc lập và luôn phải dựa vào người khác để tìm thấy cảm xúc và niềm vui (nhưng không sao, đừng lo, chúng tôi vẫn yêu bạn và hãy đọc phần dưới đây thật kĩ vào nhé).

NHỮNG GIỚI HẠN CÁ NHÂN LÀ GÌ?

Tôi sẽ bắt đầu với những điều thực tế trước khi đưa cho bạn một mớ những điều lí thuyết khó hiểu. Thay vì đi tìm định nghĩa cho những giới hạn cá nhân – personal boundaries, hãy cùng nói về “vẻ ngoài” của chúng trước (vì tôi không muốn bạn ngáp dài ngán ngẩm và ngủ gật trong khi đọc bài viết này).

Những giới hạn cá nhân khỏe mạnh = Chịu trách nhiệm cho những hành động và cảm xúc của chính bạn, trong khi KHÔNG chịu trách nhiệm cho những hành động và cảm xúc của những người khác (bất kể đó là bố, là mẹ, là người yêu hay thằng bạn thân).

Những người có hệ thống giới hạn cá nhân nghèo nàn thường chia ra làm 2 loại: những người nhận lấy quá nhiều trách nhiệm cho những hành vi hay cảm xúc của kẻ khác, và những người mong chờ kẻ khác chịu trách nhiệm hộ cho những hành vi hay cảm xúc của chính mình.

Điều thú vị là, những người ở 2 loại trên thường hay rơi vào mối quan hệ với nhau.

Dưới đây là một vài ví dụ cho những giới hạn cá nhân nghèo nàn:

“Em đừng có ra ngoài với bạn em khi không có anh đi cùng. Em biết anh rất hay ghen. Thế nên hãy ngồi yên ở nhà với anh đi.” hoặc:

“Sorry guys, tao không thể đi với chúng mày hôm nay, bạn gái tao rất tức giận mỗi khi tao ra ngoài mà không có nó.”

hoặc:

“Đồng nghiệp của tôi là những kẻ ngu ngốc. Và tôi luôn bị muộn họp chỉ vì tôi cứ phải ngồi chỉ cho họ cách hoàn thành công việc của họ.”

hoặc:

“Tôi rất muốn nhận lấy công việc ở Milwaukee, nhưng mà mẹ tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi mất nếu tôi chuyển đến một nơi xa như thế.”

hoặc:

“Em có thể date anh, nhưng mà anh đừng nói cho Cindy được không? Nó rất ghen tức mỗi khi em có bạn trai còn nó thì không.”

Trong mỗi ví dụ trên, người nói thường đang chịu trách nhiệm cho những hành động hay cảm xúc không phải của họ, hoặc họ đòi hỏi người khác phải chịu trách nhiệm cho hành động hay cảm xúc của họ.

Nếu bạn đã đọc cuốn Six Pillars of Self Esteem, bạn sẽ nhận ra việc chịu trách nhiệm cho chính hành động của mình và việc không đổ lỗi cho người khác là hai điều căn bản mà Nathaniel Branden đã đề cập tới trong sáu điều ông ấy đề ra. Những người tự trọng cao thường có những giới hạn cá nhân rất mạnh mẽ. Và việc đề ra và duy trì những giới hạn ấy là một cách để xây dựng cái tôi của bản thân.

Một cách khác để nhìn nhận vấn đề, hãy nghĩ đến khi bạn phải chịu trách nhiệm và giải quyết những cảm xúc, hành động mà không rõ ai gây ra chúng, ai là người có lỗi, vì sao bạn lại phải chịu trách nhiệm. Những điều “không rõ” ấy cho thấy bạn chưa có một cá tính vững chắc.

Để minh họa rõ hơn, hãy cùng gặp anh ABC – một người thiếu một cá tính vững chắc và những giới hạn cá nhân để xem câu chuyện cuộc đời anh ấy diễn ra thế nào: Anh ABC thích Judo, nhưng anh ta luôn đổ lỗi cho thầy Judo về việc anh ta không được luyện tập bài bản, và anh ta cảm thấy tội lỗi với việc tới lớp với lí do rằng vợ anh ta phải ở nhà một mình và cảm thấy cô đơn mỗi khi anh ta không ở bên. Chuyện xảy ra như vậy thì anh ABC không có cá tính vững chắc. Judo giờ chỉ là một việc anh ta làm, không phải là một phần thực sự trong bản thân anh ta. Từ một việc thỏa mãn mong muốn của chính anh ta, Judo chỉ còn là một công cụ khác trong trò chơi tìm kiếm sự công nhận từ xã hội. Và việc “tìm kiếm công nhận từ xã hội” ấy cũng chính là một biểu hiện cho sự dựa dẫm vào người khác. Và, thêm lần nữa, sự dựa dẫm vào những yếu tố bên ngoài bản thân sẽ làm tự trọng của anh ta yếu đi, khiến những hành động anh ta làm trở nên kém hấp dẫn.

NHỮNG GIỚI HẠN NGHÈO NÀN TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ TÌNH CẢM

Tôi tin rằng những vấn đề về giới hạn thường rất khó giải quyết nhất ở mức độ gia đình. Bạn luôn có thể đá người yêu, nhưng không thể đá bố mẹ mình. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình thật sự có vấn đề về giới hạn với gia đình, thì chắc chắn bạn cũng có vấn đề tương tự trong tình yêu. Và, điều thú vị là, tình yêu của bạn là nơi tốt nhất để bắt đầu sửa chữa và giải quyết những vấn đề đó.

Một vài người đang đọc bài viết này, có thể đang ở trong một mối quan hệ tình cảm roller coaster: khi tốt đẹp, mọi việc thật tuyệt vời; khi tồi tệ, chúng trở thành thảm họa; và dường như có một chu kì giữa hai giai đoạn này – hai tuần vui vẻ, rồi tới một tuần địa ngục, rồi tới một tháng vui vẻ, rồi tới một cuộc chia tay tồi tệ và rồi lại tới một sự tái hợp ngoạn mục. Đó là một ví dụ điển hình cho một mối quan hệ dựa dẫm của hai người không có những giới hạn cá nhân đủ mạnh mẽ.

Sự thiếu vắng những giới hạn cá nhân diễn ra bởi nhiều người có tính dựa dẫm và cần nhận được nhiều thứ từ những người khác. Những người như vậy thường rất coi trọng tình yêu. Và để nhận được tình yêu, họ thường hy sinh cá tính của mình và bỏ đi những giới hạn của bản thân. Thật buồn cười hơn, sự thiếu vắng cá tính và giới hạn lại khiến con người trở nên không hấp dẫn, vậy sao họ có thể tìm thấy tình yêu?

Nhiều người có thói đổ lỗi cho kẻ khác về những hành vi và cảm xúc của chính họ. Lí do giải thích cho thói xấu này là một suy nghĩ sai lệch. Họ nghĩ rằng nếu họ đặt trách nhiệm lên những người xung quanh, họ sẽ nhận được tình yêu mà họ luôn cần và luôn mong muốn, rằng nếu họ đặt bản thân vào vị trí của một nạn nhân, sẽ có một ai đó tới và cứu rỗi họ, cho họ tình yêu.

Ngược lại, những người bị đổ lỗi và nhận lấy trách nhiệm cho người khác thường hay tìm kiếm ai đó để chăm sóc. Họ tin rằng nếu họ có thể thay đổi và giải quyết những vấn đề của đối phương qua sự chăm sóc thì họ sẽ nhận được tình yêu và sự được trân trọng mà họ luôn muốn. Theo một cái nhìn khái quát, những người này cũng đang dựa dẫm vào kẻ khác để nhận được những điều mình mong muốn – tình yêu và sự trân trọng, cho dù việc họ làm là đi giải quyết và giúp đỡ người khác.

Không khó để nhận ra rằng hai loại người trên thường hay gắn kết với nhau. Những điều họ tìm kiếm và cách họ tìm kiếm dẫn họ tới với nhau. Và, như thường thấy, họ được nuôi dưỡng và lớn lên với các bậc phụ huynh có những biểu hiện trên. Vậy nên, định nghĩa về “hạnh phúc” của họ là một mối quan hệ tình cảm dựa trên sự trông cậy và mong chờ ở nhau, với những nhu cầu được sản sinh, mong muốn được đối phương đáp ứng. Đó chính là biểu hiện của một hệ thống giới hạn cá nhân nghèo nàn.

Kẻ cần và người muốn, nhưng mỉa mai thay, họ dường như lại thất bại hoàn toàn trong việc đáp ứng nhu cầu của đối phương. Kẻ cho mình là nạn nhân – the victim, thì liên tục tìm ra vấn đề, còn người nghĩ mình có trách nhiệm giải quyết – the saver, thì liên tục giải quyết và giải quyết, trong khi thứ tình yêu và sự trân trọng cả hai luôn mong muốn có được thì thường không xuất hiện.

Tôi từng nói rằng, trong những mối quan hệ tình cảm, khi một việc làm, hay một thứ gì mà người này làm với mong muốn nhận lại một điều gì đó từ đối phương, thì việc làm đó, hay thứ đó sẽ mất đi giá trị. Đây cũng chính là điều thường xuyên diễn ra trong một mối quan hệ dựa dẫm. The victim bới móc ra những vấn đề không phải vì những vấn đề đó thật sự là những vấn đề, mà bởi vì họ tin rằng chúng cho họ cảm giác được yêu khi đối phương giải quyết những vấn đề đó. Còn the saver thì không thật sự quan tâm tới vấn đề, họ chỉ giải quyết chúng bởi vì họ tin rằng nếu họ làm được thì đối phương sẽ yêu họ nhiều hơn.

Nếu the saver thật sự mong muốn giải quyết vấn đề và cứu rỗi người yêu mình, anh ta nên nói thẳng: “Hey, em chỉ đang đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của mình. Hãy tự giải quyết chúng với chính trách nhiệm của mình.” Đó mới thật sự là biểu hiện của tình yêu dành cho the victim.

Còn nếu the victim thật sự yêu người yêu mình, cô ấy nên nói rằng: “Hey, đây là vấn đề của em, anh không cần phải giải quyết nó hộ em. Hãy để em tự làm.” Đó mới thật sự là biểu hiện của tình yêu dành cho the saver.

NHƯNG, hai điều trên không thật sự là những gì thường diễn ra trong thực tế.

Với the victim, điều khó khăn nhất là tự chịu trách nhiệm cho chính những cảm xúc và cho chính cuộc sống của họ. Họ đã dùng cả cuộc đời mình tin vào việc đổ lỗi cho người khác là cách duy nhất để đổi lại và có được cảm giác gần gũi hay cảm giác được yêu. Vì vậy, việc bỏ đi suy nghĩ này khiến họ hoảng sợ.

Còn với the saver, điều khó khăn nhất là ngừng việc sửa chữa và giải quyết những vấn đề của người khác để ép buộc bản thân cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn vì những điều mình làm. Họ đã dùng cả cuộc đời mình để tự cảm thấy bản thân có giá trị và cảm thấy được yêu sau mỗi lần giải quyết xong đống rác của một ai đó. Vì vậy, việc thay đổi cách hành động này cũng khiến họ hoảng sợ không kém.

Nếu đọc tới đây, bạn cảm thấy bản thân mình giống với một trong hai loại đối tượng trên, cho dù chỉ là một chút ít, hãy suy nghĩ kĩ và loại bỏ những cái nhìn sai lệch về tình yêu theo kiểu này. Những mong muốn dựa dẫm vào người khác của cả the victim lẫn the saver, đều khiến họ trở nên kém hấp dẫn hơn. Bởi lẽ, việc dựa dẫm chẳng khác nào hành động tự cầm gạch xây cho mình một rào cản giao tiếp và trói buộc bản thân với những kẻ có mức độ dựa dẫm y hệt. That’s what they say: ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.

SỰ HY SINH

Trước khi tôi phải đi (tôi nhận ra bài viết này đang dài ra một cách quá đáng, và tôi vẫn chưa tìm thấy chùm chìa khóa), tôi muốn có một vài dòng nói về sự hy sinh trong một mối quan hệ tình cảm.

Bạn có thể phản biện lại những gì tôi đã viết ở trên, hoặc lí giải chúng – tùy theo cách nhìn của bạn, bằng suy nghĩ rằng đôi khi, chúng ta cần phải hy sinh một vài thứ gì đó cho người mình yêu.

Điều này đúng. Nếu cô ấy có một mong muốn rất vô lí rằng hàng ngày cô ấy muốn nhận được cuộc gọi của bạn (well, tôi biết điều này khiến nhiều anh khó chịu) cho dù đó chỉ là một cuộc nói chuyện dài 2, 3 phút, thì bạn hoàn toàn có quyền được hy sinh một chút thời gian của mình để khiến cho cô ấy vui. Nhưng điều quan trọng nhất để sự hy sinh thật sự có ý nghĩa là: bạn làm bởi vì bạn muốn làm, chứ không phải vì bạn cảm thấy bị ép buộc, hoặc bạn lo sợ hậu quả nếu bạn không làm điều đó.

Quan điểm này bạn hoàn toàn có thể tìm lại trong những gì tôi đã viết ở trên, khi những hành động hay việc làm được giành tặng cho đối phương mà không mong chờ nhận lại được thứ gì khác. Vậy nên, nếu bạn đáp ứng nhu cầu của cô ấy và gọi điện thoại hàng ngày, nhưng bạn rất ghét việc đó và cảm thấy cô ấy đang có những ảnh hưởng không tốt tới sự độc lập của bạn, và bạn rất khó chịu với cô ấy, và bạn rất lo ngại cô ấy sẽ giận dỗi nếu bạn không gọi, thì bạn chắc chắn đang có vấn đề về giới hạn cá nhân. Còn nếu bạn làm, đơn giản vì bạn yêu cô ấy và không ngần ngại, thì hãy tiếp tục.

Trong thực tế, tôi không phủ nhận rằng nó không hề dễ dàng gì khi mỗi người chúng ta phải phân biệt giữa việc hành động vì cảm thấy buộc phải hành động với việc hành động vì mong muốn. Nếu bạn đọc xong bài viết này, nhận ra vấn đề và muốn giải quyết nhưng còn phân vân không biết điều gì thật sự đang diễn ra trong lí trí và nhận thức của mình về một việc nào đó, hãy tự hỏi bản thân mình câu này:

“NẾU MÌNH NGỪNG LÀM VIỆC NÀY, MỐI QUAN HỆ SẼ THAY ĐỔI THẾ NÀO?”

Nếu như bạn cảm thấy sợ hãy sự thay đổi mà bạn vừa trả lời cho câu hỏi trên, đây là một dấu hiệu thật sự không tốt. Còn nếu bạn biết những thay đổi ấy không tốt đẹp như ý, nhưng bạn không cảm thấy sợ hãi và hoàn toàn có thể chấp nhận chúng, thì đó là một dấu hiệu tốt.

Một người với những giới hạn cá nhân vững vàng sẽ hiểu rằng việc mong đợi hai người trong một mối quan hệ tình cảm thỏa mãn 100% nhu cầu của nhau là điều vô lý, hiểu rằng đôi khi anh sẽ phải làm tổn thương tới cảm xúc của người khác, nhưng rốt cuộc anh ta cũng không thể biết rõ đối phương thật sự cảm thấy thế nào. Và anh ta sẽ hiểu rằng một mối quan hệ tình cảm chỉ tốt khi không có sự kiểm soát, áp đặt hay điều khiển cảm xúc lẫn nhau, nhưng đôi bên tự nguyện hỗ trợ đối phương trên những con đường mà cô ấy/anh ấy đang theo đuổi.

KHOA PUA
KHOA PUA
Khoa Pua - Huấn luyện viên hẹn hò - Thầy dạy tán gái số 1 tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 7 năm trong lĩnh vực hẹn hò và phát triển bản thân, anh đã tổ chức các khóa học offline và cả online trong 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, giúp cho hơn 10.000 cháng trai thoát khỏi số kiếp FA, trở thành 1 người đàn ông hấp dẫn với phụ nữ. Theo dõi kênh youtube của Khoa Pua

Similar Articles

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KÊNH YOUTUBE

Advertismentspot_img

Most Popular