RƯỢU – Những điều nên biết khi đi tiếp khách

Các cụ có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ngày nay đối với cánh mày râu và ngay cả chị em thì “chén rượu là khởi nguồn của câu chuyện”. Nhớ có chén rượu chúng ta có thêm những đối tác, thêm những dự án, mối quan hệ xã hội, bạn bè. Trong tình hình hiện tại ở Việt Nam thì chén rượu giúp chúng ta gần nhau hơn.
Mọi vấn đề đều có 2 mặt và chén rượu cũng vậy, tốt nó sẽ giúp ta suôn sẻ mọi vấn đề hơn, còn ngược lại sẽ khiến ta mất tất cả chỉ trong một bữa rượu. Vậy làm thế nào để có thể phát huy được tác dụng của nó. Đây hoàn toàn là kinh nghiệm từ tôi sau khi trải qua thời gian đi làm (điều này sẽ đúng hơn với những bạn công tác tại đơn vị nhà nước hay phải đi tiếp khách) nó sẽ giúp bạn có thêm 1 chút ứng xử trên bàn nhậu, nếu có thêm điều gì đó hãy đóng góp ở phần cmt.
Đây là các quy tắc uống rượu khi đi tiếp khách đối với công việc, về bạn bè, các mối quan hệ khác tôi sẽ đề cập sau.

Quy tắc 1: Trên bàn rượu phải biết mình là ai. Vị trí mình ở đâu

Đầu tiên bạn phải biết buổi hôm nay mình đi với ai và ăn uống với những đối tượng nào và số lượng là bao nhiêu để từ đó xác định được mình sẽ uống theo kiểu nào.

1. Cùng sếp đi tiếp khách.

Trước hết khi vào mâm bao quát toàn bộ từ bát đũa, nước lọc, xem thực đơn, nước chấm (chú ý với nước chấm nếu mâm 10 người trở xuống gọi mỗi người 1 bộ, hay ít nhất là 2 người 1 bộ, chấm chung mọi người không hề thích) thiếu là phải gọi ngay. Rót nước, rót rượu (chú ý ngồi cạnh sếp để rót cho dễ) và nhờ người ngồi đối diện mâm rót hộ bên kia.
— Cách uống rượu
— Khách quan trọng, cấp trên, buổi tiếp quan trọng
– Rót rượu ½ ly, chờ các sếp khơi mào. Không mời lãnh đạo bên khách trước khi sếp mời (nôm la là sếp mời ai thì mình cất bước theo sau) và phải chờ người cấp cao hơn mình mời hết trước rồi đến lân. Trong thời gian đó có thể mời cấp dưới thấp nhất bên kia.
– Chỉ rót đầy khi có chỉ thị, họ mời mình đầy mình cũng mời lại chén đầy điều đó thể hiện sự tôn trọng còn lúc đó họ uống bao nhiêu kệ họ nhưng mình phải hết.
– Tuyệt đối không tự ý mời sếp bên mình, chỉ mời khi bên khách gợi ý và sếp đồng ý. Hoặc nếu có thì khi sếp ngồi 1 lúc không ai mời mà mọi người trong mâm đang rôm rả rót một chút chúc sức khỏe sếp mình.
– Để ý cách uống và tửu lượng uống của mọi người trong mâm, khi sếp mình đuối, khách tỉnh thì tăng cường mời khách, giãn thời gian cho sếp nghỉ. Ngược lại nếu bên khách đuối thì hạn chế cứ để sếp tiếp (vì sếp uống còn nhiều chuyện để nói còn ra được công việc, còn mình uống họ say nhanh hỏng việc). Hạn chế nói để sếp có không gian trò chuyện, chỉ hưởng ứng những thì mình biết và góp ý thêm (ngắn gọn, tránh nói nhiều).
– Tuyệt đối cấm: Khi họ xin phép uống nhấp môi tuyệt đối không ép uống, không soi long đen, không được uống kiểu nhấp môi, họ uống cần nào mình uống cần đấy (mày còn bao nhiêu, tao cũng vậy) nhất là với phụ nữ.
— Khách bằng cấp, quen, chỉ là buổi giao lưu, không quan trọng.
Khác với trường hợp bên trên trong trường hợp này ta có thể giao lưu thoải mái với mọi người trong mâm, nhưng chú ý hạn chế mời sếp mình. Và hạn chế mời những người không uống được, cũng như những người không thật sự cởi mở.
• Lưu ý: với trường hợp nhiều mâm, hãy cầm chén đi mời các mâm mỗi mâm 1 chén, ai có nhã ý mời riêng hãy uống với họ (trong trường hợp bạn không uống được nhiều hãy từ chối khéo xong đi mâm khác) Hãy đảm bảo bạn phải tỉnh táo đến cuối cùng, mọi thứ xong xuôi sếp về mình mới được về. Nếu uống được thì bạn phải là thằng đến sớm nhất, uống hết các mâm và phải là thằng về muộn nhất. Việc rót rượu phải để ý trong chén lúc nào cũng phải có rượu sếp chỉ việc đi mời. Khi rót một là rót 1 tay và tay kia đỡ chai rượu, 2 là cầm chén sếp lên rót thể hiện sự tôn trọng, tránh rót 1 tay.

2. Cùng sếp đi ăn cơm khách

– Thường sẽ là cấp dưới mời cấp trên, hoặc 2 đơn vị ngang hàng trường hợp này sẽ dễ thở hơn.
– Quan sát trong mâm nếu khách toàn người đứng tuổi thì mọi công việc phục vụ thuộc về mình. Còn nếu trong mâm có phụ nữ ít tuổi, người trẻ thì việc của mình là ngồi vào mâm để họ làm công việc của chủ nhà.
— Đối với đơn vị ngang cấp:
Nếu ít người bạn có thể mời mỗi người 1 chén mời từ ai đến ai thì như trường hợp đi tiếp khách nếu nhiều mâm tiếp tục mời mỗi mâm 1 chén. Và chú ý hãy để chủ nhà mời trước tránh trường hợp khách còn hăng hơn chủ nhà người ta đánh giá bạn là thằng bợm rượu.
— Đối với đơn vị cấp dưới, đơn vị mình quản lý
– Nếu bạn mới về đây là lần đầu bạn gặp họ hãy uống nhiệt tình để họ biết bạn là ai, đang công tác tại phòng quản lí của họ. Sau khi uống mâm mình trước thì quay ra mời từ mâm sếp trở đi. Nếu quá đông tìm các trưởng phòng, phó phòng để uống riêng với họ (thường là họ sẽ mời bạn trước xong bạn đi các mâm nếu có họ thì mời riêng).
– Nếu đã quen thì hãy uống thoải mái trong tửu lượng bạn cho phép. Và đây là nơi bạn có thể từ chối không uống nhiều, có thể uống ít hơn hoặc nhấp môi (thường nếu các đơn vị họ sẽ uống chén đầy để mời mình, trong trường hợp đó kiên quyết k uống đầy từ đầu, nếu chỉ nhấp môi cũng đề nghị họ uống nửa chén, không để họ rót đầy xong mình nhấp môi, đó là điều không tôn trọng, nếu chén đã đầy hãy uống 1 nửa).
– Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng là những người bạn cần uống, những người còn lại quý ai thì bạn có thể uống riêng hoặc không. Lưu ý không được say, không định nói linh tinh. Nếu trưởng, phó phòng còn trẻ có thể bá vai bá cổ uống được nếu thân nhau nó thể hiện sự thân thiết.
– Nếu có lãnh đạo cấp Phó giám đốc của mình đi cùng nếu bên họ ít người phải mời đơn vị nhiều để hạn chế cho sếp, còn nếu quá đông thì thân thằng nào thằng đấy giữ, mình còn không giữ nổi huống chi giúp sếp, cứ thể hiện nhiệt tình đi tất cả các mâm là ok, sếp say mình cũng say nhưng khi sếp nói chuyện mình phải tiếp chuyện được là ok.
– Quan trọng nhất là nếu ngồi cạnh sếp, kiếm được màu nước giống màu rượu, và nhanh tay nhanh mắt rót nước vào lý sếp.
— Lưu ý 1: Trong trường hợp bạn uống được rượu: Nếu từ đầu bên kia có ý định dập bên mình mời bằng chén đầy, hãy uống hết nhưng đến cuối bữa những người mời mình 1 số chén đầy, giờ mời vơi hay bạn mời lại bảo uống 1 nửa đó là lúc bạn phải nói sao cho họ uống bằng được chén đầy, và phải làm nhanh, dồn dập. Nhiều bạn sẽ bảo “rượu bất khả ép”. Đó là trong trường hợp bình thường còn đây thứ nhất mình là khách, thứ 2 họ có ý định dập mình, thứ 3 lần đầu cho họ biết họ không làm gì được mình thì lần sau họ mới thay đổi quan điểm và không còn muốn hạ mình nữa.
— Lưu ý 2: Hãy để ý 1 số bạn nữ, nhất là các bạn nữ có nhan sắc, những chén đầu uống nhấp môi, uống ít, long đen rất dày, nhưng sau khi bạn uống gần đủ bắt đầu đi mời mà hầu như muốn uống chén đầy, đây là lúc bạn phải tỉnh táo, đừng để nhan sắc làm dựng con ..u, làm mù con mắt. Đây là nhóm đối tượng chính để hạ bạn tại mâm, nếu từ đầu cô ta không uống thì đây cũng là lúc bạn từ chối bằng việc nhấp môi hoặc uống ít (không phải lý do lúc nãy em không uống giờ anh cũng không, mà phải lý do khác và cương quyết không uống nhiều), nếu có thì chỉ 1 chén đầu là uống hết. Và chú ý tiếp là uống xong phải hỏi chuyện họ thật nhiều, bắt nói to rõ ràng tránh trường hợp để họ ngậm trong miệng xong đi nhổ (có những người con gái ngậm đc 3 nửa chén rượu trong miệng vẫn có thể nói chuyện được).
— Lưu ý 3: Khi muốn mời riêng ai đó hãy nói “cho cháu xin phép chúc sức khỏe/mời cô/chú 1 ly ạ”, hoặc tôn trọng cả mâm hơn khi mâm nhiều người cấp trên thì, xin phép cô/chú cho cháu mời riêng … một ly”. Đây cũng là câu nói khi lần đầu gặp hoặc với khách, cấp trên. Còn với người bằng vai, cùng cấp, thân quen thì cứ em mời, cháu mời không cần xin phép bố con thằng nào hết.

Quy tắc 2: Rượu bất khả ép.

Khi uống rượu không được ép ai cả, nhất là sếp và phụ nữ, tiếp theo là soi long đen. Ngồi với sếp lại cứ “sao …. để long đen dầy thế” là cạch mặt lần sau đừng bao giờ có cơ hội đi tiếp khách cùng sếp.
Con người lúc mạnh lúc yếu, lúc khỏe lúc ốm nên tửu lượng cũng thay đổi theo, vậy nên khi họ từ chối lần đầu hãy trêu vui “đùa lâu lắm anh em/chú cháu mới được uống với nhau mà … lại từ chối” nếu họ giải thích và xin không uống được thì không được ép thêm. Nhất quyết rượu không được ép.
Chỉ được ép trong trường hợp lúc đầu họ ép mình, lúc sau mình mời họ không uống theo mình đó là lúc mình phải ép. (không áp dụng với đi tiếp khách cấp trên, chức vụ cao hơn mình).

Quy tắc 3: Sếp luôn trong tầm ngắm

Nếu mình đơn vị chủ trì mình phải đến sớm nhất và về muộn nhất, nếu uống được tốt nhất thì càng tốt.
Nếu đi cùng sếp đến nơi đơn vị họ mời, 1 mâm không ngồi cạnh sếp. Nếu nhiều mâm thì ngồi ở mâm nào dễ quan sát sếp tốt nhất. Nếu thấy sếp không ổn phải sang ngay để đỡ (bằng cách mời mọi người trong mâm để phân tán thời gian sếp hãm, nên nhớ mời riêng luôn chứ không mời chung). Xác định bữa ăn đó đó đông sếp dễ bị quây thì hạn chế uống từ đầu để chuẩn bị tinh thần đỡ cho sếp.
Thấy sếp có hiện tượng muốn về là chuẩn bị xin phép mâm ngay và ngay khi sếp ra khỏi cửa bạn phải có mặt đằng sau để ra xe cùng sếp. Nhiều bạn hăng uống quên cả sếp, để sếp ra xe chờ là điều tối kỵ.
Một số biện pháp giúp bạn đỡ say hơn: ăn trứng sống, uống dầu ăn, uống sữa tươi không đường, trong bữa ăn uống nhiều nước canh, nước lọc, ăn nhiều đồ ăn có mỡ.

Một số kinh nghiệm sau gần 2 năm đi làm chia sẻ với anh em, hi vọng giúp được phần nào đó, nhất là với anh em làm nhà nước hay phải đi tiếp khách. Hoặc đi các đơn vị hay phải ăn cơm. Hi vọng có thêm sự đóng góp từ anh em.

KHOA PUA
KHOA PUA
Khoa Pua - Huấn luyện viên hẹn hò - Thầy dạy tán gái số 1 tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 7 năm trong lĩnh vực hẹn hò và phát triển bản thân, anh đã tổ chức các khóa học offline và cả online trong 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, giúp cho hơn 10.000 cháng trai thoát khỏi số kiếp FA, trở thành 1 người đàn ông hấp dẫn với phụ nữ. Theo dõi kênh youtube của Khoa Pua

Similar Articles

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

KÊNH YOUTUBE

Advertismentspot_img

Most Popular