Phần IV: Hành động chân thật
Chương 10: Câu chuyện của bạn là gì?
“Cuộc sống co lại và giãn ra tỉ lệ thuận với sự can đảm của một người”
Anais Nin
Tôi đỗ xe trước cửa phòng gym và lập tức đeo tai nghe iPod. Khi tôi ra khỏi xe và bước ngang qua bãi đỗ xe, tôi liếc thấy một dáng hình mảnh mai đang bước về phía cửa từ một góc khác. Tôi nhìn qua. Cô ấy thật nóng bỏng.
Ánh mắt của chúng tôi chạm nhau và dừng lại. Cô ấy nhìn theo hướng khác sau khi đã nhìn tôi lâu hơn so với những người khác thường nhìn, dù chỉ là nửa giây. Một xúc cảm nhục dục tức thì nảy sinh giữa chúng tôi.
Cô ấy bước vào phòng gym trước tôi khoảng 10 bước. Tôi nhìn mông cô ấy. Nó có chữ “màu hồng”. Đó là thứ đồ bó sát mà các cô gái thỉng thoảng vẫn hay mặc. Tâm trí tôi lập tức đánh giá điều này. Vì một vài lý do, tôi nghĩ cô này thật rác rưởi. Tôi phải ngừng lại thôi. Tôi biết gì chứ ?
Trong một thoáng, chúng tôi đứng cạnh nhau tại quầy tiếp tân. Tôi bắt đầu nghĩ ngợi để mở lời với cô ấy. Nhưng trước khi tôi kịp định hình thứ gì đó thì điện thoại của cô ấy vang lên, và cô ấy nhấc máy. “Chúa ơi, một trong những cô gái ấy”, Tôi tự nói với mình theo bản năng. Lại lần nữa, tôi phải dừng lại. Tôi chẳng biết cô gái này là ai. Nhưng rõ ràng là nếu tâm trí của tôi đang hướng về cô ấy quá nhiều như vậy, thì có lẽ tôi nên biết.
Trong vài giây, tôi nghĩ ra vài viễn cảnh lô-gic mà tôi có thể trò chuyện cùng cô ấy sau này… như là giả vờ rằng tôi cần đi vào phòng tắm và khi tôi trở lại hi vọng là thấy cô ấy vừa xong cuộc điện thoại. Không, như thế có vẻ khá sắp đặt. Tôi chỉ có thể tiếp cận cô ấy ở phòng gym khi chúng tôi đang tập luyện.
Nhưng nói thật là, kiểu đó chẳng có tác dụng gì với tôi trong quá khứ cả. Hoặc là có lẽ tôi tập luyện và cố gắng bám sát thời gian, cho nên tôi rời khỏi đó khi cô ấy còn đang tập. Nếu vậy tôi cảm thấy mình như một kẻ dò la. Theo lý thuyết, những điều này có thể có ích nhưng tâm trí tôi đang mất đi sự hứng thú. Tai nghe của tôi đang vang to, và tôi lại tiếp tục luyện tập suốt buổi tối.
Tôi sẽ không nói dối và kể rằng dù tôi có tự ti và …., tôi xuất thần nghĩ ra vài câu hết sức hay ho để cứu vãn ngày hôm đó. Bởi tôi đã không nói chuyện với cô ấy. Thực tế là, tôi không nhớ là đã gặp lại cô ấy hay đã nghĩ đến cô ấy cho tới khi tôi viết ra điều này. Và tôi không cứu vãn được ngày hôm đó. Nhưng sau đó tôi cũng thấy không làm sao cả và đến giờ vẫn thấy vậy.
Tôi cũng không định dừng ở đây, như những gì mà mấy cuốn sách kiểu này thường như vậy, và cũng không dằn vặt bản thân vì đã từ bỏ, vì đã càm ràm, và đã không “đàn ông” lên. Chuyện chẳng to tát đến vậy. Và tôi cũng không định giảng giải cho bạn nghe thêm 1 bài nữa về việc bạn không nên từ bỏ, và bạn nên luôn luôn, luôn luôn bắt chuyện với cô ấy, dù thế nào đi nữa – anh bạn tồi ạ- kể cả khi cô ấy đang ở phòng tập, nghe điện thoại, tung hứng con dao, chồng cây chuối, thay lốp xe thủng, hay thực hành hồi sức tim- bạn luôn phải bắt chuyện với cô ấy, thật sự đấy…đúng không?
Hãy thành thật đi, chúng ta hay gặp hàng tá những tình huống như trên hàng tuần, dù cho kinh nghiệm của chúng ta là ít ỏi hay dạn dày. Chúng ta đã để hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng nghìn cơ hội vụt mất, và thường chẳng mảy may nghĩ ngợi hay nhận ra điều đó. Chúng ta đều đã làm vậy. Và chúng ta đang để việc đó tiếp diễn.
Tôi không ở đây để phủ đầu bạn rằng hãy ngừng ngay việc bỏ lỡ các cơ hội. Bạn cũng thừa rõ những cơ hội bạn đã bỏ lỡ. Và tôi chắc rằng đến giờ bạn cũng có nhiều lúc “suýt nữa- đáng lẽ ra”. Bạn cũng không cần tôi phải nhắc bạn rằng lúc nào thì bạn nên xách mông lên và làm gì đó đi.
Tôi thấy hứng thú hơn với những câu chuyện bạn tự nói với mình. Những câu chuyện mà chúng ta nói với chính chúng ta. Hãy cho tôi được giải thích…
Khi tôi bị mắc vào cái chuyện này bảy năm trước, những nỗi lo lắng về phụ nữ của tôi nhiều không kém bất cứ ai tôi đã từng gặp. Và tôi đã huấn luyện những hơn 150 anh chàng kể từ đó, và tôi cũng mới chỉ có gặp chừng 3 hay 5 chàng trai mà họ còn lo lắng hơn tôi đã từng khi nói đến việc phải bước về phía 1 người phụ nữ và bắt chuyện với cô ấy.
Trở lại với hiện tại. Tôi giờ hiếm khi tiếp cận nỗi lo lắng một cách có ý thức. Điều đó không phải để nói rằng tôi thật kém tắm. Tôi đã dành thời gian. Tôi đã trả giá. Có nhiều thứ vui và có nhiều thứ thật tệ hại và nhục nhã. Nhưng tôi đã làm chúng. Tôi trưởng thành. Và vì nó mà giờ đây tôi thành người tốt hơn.
Bằng những lần luyện tập gặp gỡ hàng ngàn phụ nữ trong những viễn cảnh bình thường nhất cho tới khôi hài nhất trong nhiều năm, hầu hết mọi nỗi sợ mà có thể nhận thấy được- ra mồ hôi tay, thở gấp, tâm trí trở nên trống rỗng- hầu hết chúng đều không còn nữa.
Vậy kiểu nỗi sợ nào vẫn còn chưa biến mất, tôi có thể nói rằng, những thứ không bao giờ biến mất là mội sự kháng cự nội tại đang tiếp diễn, ngăn cản bạn thay đổi, dù nó là nỗi sợ hiển hiện hay là những ý nghĩ thoáng qua trong tiềm thức đang cố chọc phá tôi. Chúng không bao giờ dừng lại. Tôi không còn cảm thấy sợ sêt nữa, nhưng tôi sợ những phán xét và sự nhàm chán kinh khủng. “Chỉ mấy cô gái khó tính mới độ mũ kiểu đó”, “ôi Chúa ơi, cô ấy lúc nào cũng chỉ ôm lấy cái điện thoại. Tôi không có thời gian cho việc này”. Đôi khi nó xảy ra trước khi bạn tiếp cận, Đôi khi nó xảy ra sau 30 phút. Đôi khi nó xảy ra trong cuộc hẹn hò thứ hai. Nhưng những phán xét này không vẽ nên bức chân dung chính xác về cô ấy, luôn luôn như vậy. Tôi thậm chí còn không biết cô ấy. Vậy mà tôi lại đang phán xét cô ấy. Đó là một cơ chế bảo vệ. Nỗi sợ có ý thức của tôi đã biến mất, nhưng sự kháng cự trong tiềm thức của tôi vẫn còn hoạt động.
Và từ những gì tôi quan sát được, cơ chế bảo vệ trong tiềm thức của mỗi con người vẫn luôn hoạt động. Sự kháng cự đó không đi đâu xa cả. Nó chỉ thay đổi hình dạng mà thôi. Qua năm tháng, thì nỗi lo lắng này sẽ biến thành sự ghê sợ và rồi lại chuyển sang sự kiêu căng. Sự kháng cự có thể đến trước khi gặp cô ấy hoặc trước khi hôn cô ấy hoặc trước khi làm tình hoặc trước khi cam kết với một mối quan hệ. Chúng ta đều có những điểm yếu riêng, và những điểm yếu đó đều là những dạng thức kháng cự riêng chống lại những thay đổi mà chúng ta muốn. Đơn giản đó là một ranh giới bị đẩy vào một ranh giới khác và rồi một ranh giới khác nữa.
Liệu bản cảm thấy lo lắng cực độ trước khi bạn tiếp cận, hoặc bạn cứ trì hoãn việc gọi điện cho cô gái bạn đã gặp, hoặc nếu bạn tự nói với chính mình rằng bạn “không thấy hứng thú lắm” với việc làm tình khi bạn hẹn hò một cô gái ngay cả khi cô ấy rõ ràng là đang đắm đuối bạn, đó chính là tiềm thức của bạn đang kháng cự lại sự thay đổi. Và bạn đang vẽ ra một câu chuyện để bào chữa cho sự kháng cự đó. Những câu chuyện như thế này có những cảm xúc đi kèm theo nó, dù đó là nỗi sợ, sự nhàm chán, giận dữ, xấu hổ hay gì đi nữa- những cảm xúc này góp phần ghì chặt bạn ở vị trí bạn đang đứng bây giờ. Đó là quán tính cảm xúc của bạn. Đó là hiện trạng của bạn. Những cơ chế này bám rễ trong bạn để giữ bạn ở đó, thật an toàn. Và chúng ta đều có chúng.
Dưới đây là một vài câu chuyện khác mà tôi tự nói với mình gần đây: Rằng những cô gái ấy chẳng hề xứng với tôi…Đó là câu chuyện mà tiềm thức của tôi rất hay dùng ở thời điểm hiện tại. Tôi nói với bản thân mình “ Mình đã cặp kè với 25 cô gái còn “hot” hơn cô ta, việc gì mình phải bận tâm ?” Vâng, tôi nhận ra vô số điều sai lầm trong suy nghĩ đó. Vâng, tôi nhận ra tôi thật khoác lác và đê tiện khi nghĩ vậy. Nhưng ý tôi là vậy đó. Chúng ta đều rất đê tiện… thực sự là vậy. Những câu chuyện của chúng ta cũng vậy. Và chúng ta nghe thấy chúng suốt ngày. Chúng ta tin vào chúng. Tôi biết những câu chuyện của tôi là ngu ngốc, giống hệt như những câu chuyện ngu ngốc của bạn vậy. Nhưng đó là những gì nảy ra trong đầu tôi. Đó là cái cớ mà tôi đang phải chiến đấu lại bây giờ. Và với tôi, đây là một cuộc chiến không ngừng.
Một câu chuyện khác cũng hay thấy đó là tôi không duy trì những cuộc điện thoại/nhắn tin đầy đủ bởi vì tôi cảm thấy tôi phần nào đã có cái quyền không cần đặt quá nhiều tâm sức vào trong những tương tác của mình với phụ nữ nữa (nếu bạn từng tự hỏi cách người ta dạy bạn tán tỉnh và hẹn hò có thể làm bạn điên đầu thế nào, thì đây là chính là một ví dụ tốt).
Tôi không gọi lại cho các cô gái một cách thường xuyên như tôi nên làm vậy. Tôi cảm thấy mình có quyền làm vậy vì một vài lý do. Chẳng hạn như họ nên cảm thấy biết ơn và xuất hiện trước bậc thềm nhà tôi khi tôi muốn họ làm vậy. Chắc chắn rồi, thi thoảng tôi cũng không thực sự tìm hiểu sâu sắc một cô gái và cũng không quan tâm lắm tới việc gặp lại cô ấy. Nhưng đa phần tôi lại như vậy, và tôi tiếc vì đã không nỗ lực thêm một chút trong vài tuần sau đó.
Đó là những câu chuyện của tôi. Chúng khác hoàn toàn so với 3 năm trước. Và những câu chuyện của 3 năm trước lại khác hẳn so với những câu chuyện của sáu năm trước. Nhưng chúng đều có chung một mục đích. Để bảo vệ hiện trạng này. Quán tính cảm xúc của tôi.
Bạn kể với chính mình những câu chuyện gì? Bởi bạn sẽ không thể thay đổi hành vi của mình cho tới khi bạn ý thức được về những câu chuyện của chính mình. Có thể bạn rất hồi hộp khi tới quán bar và câu lạc bộ và tự nói với mình rằng “Con gái kiểu này chỉ thích giai cao to lực lưỡng thôi”. Hoặc có lẽ bạn tự nói với mình rằng “Mình sẽ bắt đầu tiếp cận cô ta sau vài ly”. Hoặc bạn tự nói với mình rằng mình luôn vội vã và bận rộn, làm sao có thể dừng lại và nói chuyện với một cô gái trong quán cà phê được.
Có lẽ bạn tự nói với mình rằng mình cần nói cho cô ấy nghe một điều gì đó thật tuyệt vời để cô ấy thích bạn. Và rồi bạn lắp bắp và ấp úng khi nói chuyện với cô ấy, gồng mình lên và khiến cô ấy thấy kỳ cục. Và đây là một câu chuyện bạn có thể thử: có lẽ bạn đã tuyệt vời sẵn rồi.
Hay câu chuyện này thì sao? Có lẽ bạn tự nói với mình rằng bạn thậm chí còn chưa sẵn sàng để đi chơi. Bạn ngồi bệt ở nhà và đọc sách, tự nói với mình rằng “Thêm một thời gian nữa” hoặc “Sau khi tôi được tăng lương và có kiểu tóc mới”, hoặc “để đến khi nào tôi dành dụm tiền mua vài bộ đồ đẹp đẽ” Và cho tới khi bạn được tăng lương, hay mua mấy thứ quần áo đó, thì một câu chuyện khác lại nhảy vào thế chỗ. Bạn cần phải nghiên cứu thêm về tâm lý nội tại đã. Hoặc bạn cần ăn kiêng. Rồi bạn sẽ sẵn sàng. Vậy mà sáu tháng đã trôi vụt qua.
Luôn có điều gì đó, phải không? Dường như luôn có điều gì đó mà bạn không có vào lúc này, và nếu bạn có nó, bạn có thể hành động chính xác theo cách mà bạn muốn. Phải không?
Vậy câu chuyện của bạn là gì? Bạn nói gì với chính mình để bào chữa cho sự kháng cự bên trong bạn. Và thay vì vậy, bạn có thể kể câu chuyện gì để gạt bỏ đi sự kháng cự đó, càng nhiều càng tốt.
Mọi người nói rất nhiều về “kỹ năng” cho những điều này. “Tán tỉnh là kỹ năng. Nó cần được luyện tập”. vân vân và vân vân. Tôi nghĩ rằng khi năm tháng đi qua, một điều sẽ luôn được minh chứng thêm nhiều lần, những gì bạn nói không quá quan trọng, cách bạn tiếp cận không quá quan trọng… Điều quan trọng là bạn phải đẩy mọi thứ về phía trước mà không lưỡng lự… không có sự kháng cự mà bạn đang phục tùng ngay lúc này bằng cách chẳng làm gì cả, bằng cách ở nguyên trong cái hiện trạng đó- cũng giống với sự kháng cự mà tôi nghe thấy tại phòng gym hôm nay. Cô gái ấy có thể đã là tình yêu của đời tôi, một cô gái tuyệt đối hoàn hảo dành cho tôi. Ai biết được ? Tôi sẽ chẳng bao giờ biết.
“Kỹ năng” quan trọng duy nhất trong hẹn hò là học cách để ngừng bơi vào trong những suy nghĩ chết tiệt của riêng bạn, để ngừng tin vào nhưng câu chuyện của riêng bạn. Sự kháng cự luôn tiếp diễn. Vậy bạn phải chiến đấu với nó không ngừng, thừa nhận những câu chuyện bạn tự tưởng tượng cho riêng mình, nhìn thẳng vào chúng và nói “Mày biết không? Tao cũng chẳng quan tâm nếu cô ấý đang bận nghe điện thoại hay trên mông cô ấy có chữ “PINK”, tao muốn gặp cô ấy.” Và hãy làm vậy. Không chút lưỡng lự. Không chút sợ hãi. Và cả không chút hối tiếc nữa.
Chắc chắn rồi, bạn sẽ phải gồng những cơ bắp thần kinh và cảm xúc của mình lên, và dựng lên một bản thể của sự tự ý thức.. Nhưng có tin vui đây: đó chính là những cơ bắp mà các cô nàng thích.
Tiếc thay, chúng ta lại hay tự buộc mình vào những suy nghĩ chết tiệt. Chúng ta đều tin vào những câu chuyện của riêng mình từ lần này tới lần khác. Và rất có thể là, bạn càng lo lắng và sợ hãi về phụ nữ và sức hấp dẫn của bạn với phụ nữ, thì bạn lại càng buộc mình vào nhiều những câu chuyện và suy nghĩ chết tiệt hơn.
Cơ chế bảo vệ
Hầu hết chúng ta có rất nhiều nỗi sợ và sự xấu hổ được gói lại trong bản năng tình dục của chúng ta và trong chính chúng ta. Những nỗi sợ hãi này thường tự lộ ra trong nhiều bối cảnh rất cụ thể:
– Nỗi sợ phải tiếp cận và bắt chuyện với một phụ nữ quyến rũ
– Nỗi sợ phải biểu đạt sự hấp dẫn giới tính của mình dù trực tiếp hay gián tiếp (bằng cách hỏi số điện, gọi điện thoại, ngỏ ý hẹn hò, vv)
– Nỗi sợ khi gợi mở một sự tiếp xúc tình dục (nhất là nụ hôn đầu)
– Nỗi sợ khi quan hệ tình dục
Tôi không định tham gia vào cuộc tranh luận để xem những nỗi sợ này bắt nguồn từ những yếu tố sinh lý hay xã hội, bởi điều đó cũng không mấy quan trọng. Kinh nghiệm của tôi là chúng hầu hết đều xảy ra có điều kiện, cho dù một vài người đàn ông có thể có nhiều hơn những phẩm chất di truyền cho những sự lo lắng nhất định so với người khác, chẳng hạn một số người dễ mắc chứng trầm cảm hay nghiện rượu hơn theo con đường di truyền.
Điểm cần nói ở đây là đa số đàn ông trải nghiệm ít nhất một trong số những nỗi sợ trên ở một mức độ nào đó khi họ cần phải tương tác với phụ nữ. Có một số ít đàn ông hoàn toàn không có một hay vài nỗi sợ kế trên và một lượng thiểu số rất nhỏ những người đàn ông không có bất kỳ nỗi sợ nào kể trên.
Những sự lo lắng này là biểu hiện của việc không sẵn lòng chịu tổn thương. Và do đó, chúng ngăn cản bạn xây dừng Sự Tự Tin Thực Sự . Điển hình là, bạn càng kém tự tin, bạn càng nhiều lo lắng.
Tôi không rõ nếu những lo lắng này luôn tồn tại hoặc nếu chúng là một hiện tượng mới gần đây. Nhưng tôi biết chắc rằng những thống kê về rối loạn lo lắng trong mấy thập kỉ gần đây sẽ gây rúng động. Văn hoá hiện đại của chúng ta đang ngày càng bị sự lo lắng chi phối.
Sự tăng vọt gần đây về nhu cầu nhận được những lời khuyên hẹn hò không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Lý do tại sao chúng ta có những lo lắng về tính dục này vẫn chưa hòan toàn rõ, và vì ngày càng nhiều người thì càng có nhiều lý do.
Điều này trái khoa học, nhưng theo kinh nghiệm huấn luyện và làm việc với hàng trăm người đàn ông, tôi để ý mối tương quan giữa mức độ lo lắng cao về tính dục và những vấn đề sau: lớn lên mà thiếu người cha, tuổi thơ bị lạm dụng về mặt cảm xúc, tổn thương lúc tuổi thơ, sự nuôi dạy theo tín ngưỡng nghiêm khắc, sự nuôi dạy theo văn hoá nghiêm khắc, bị bắt nặt hoặc lớn lên chịu sự tẩy chay của xã hội.
Chúng ta ở đây để giải quyết nó. Phần này của cuốn sách được gọi là Hành Động Chân Thật Vì Một Lý Do.
Cá nhân tôi nghĩ rằng sự lo lắng là thủ phạm lớn nhất khi nói đến điều mà ngăn cản một người đàn ông trở nên quyến rũ, và gặp gỡ, hẹn hò thành công một người phụ nữ. Khi bạn xoá tan được sự lo lắng, thì bạn cứ thế thử và sai, rồi sửa thôi.
Sự lo lắng, phần nhiều do chính định nghĩa về nó, thể hiện một mức độ chú tâm lớn của bạn vào ý kiến của người khác. Thêm lần nữa, tại sao lại xảy ra điều này. Tôi không rõ. Nhưng ví dụ như bạn sợ chí chết việc phải nói điều gì đó với cô nàng xinh đẹp ngồi ngay cạnh bạn. Cái dữ kiện rằng bạn sợ chí chết cho thấy bạn quá bận tâm về những ý kiến của cô ấy dành cho bạn.
Tại sao lòng tự trọng của chúng ta và cảm giác về giá trị bản thân lại trở nên liên hệ mật thiết với mức độ cởi mở của những người phụ nữ dành cho sự hấp dẫn giới tính của chúng ta, tôi lại không biết nữa. Nhưng đúng là chúng có sự liên hệ với nhau.
Sự thiếu tự tin này tạo nên những phản xạ chiến –hay-chuồn trong chúng ta, sự dâng cao của adrenaline, chúng ta bắt đầu đổ mồ hôi, tâm trí chúng ta bắt đầu chạy vút 1 triệu dặm 1 phút, những ý nghĩ lấp đầy rồi lại trống rỗng ngay lập tức- và nếu chúng ta không thể thốt ra một từ nào, nhiều khả năng rằng chúng ta sẽ ăn nói lắp bắp và tự biến mình trở thành một anh chàng xuẩn ngốc đỏ tía mặt mày…
…kéo theo mỗi sự lo lắng lớn hơn cho lần sau khi chúng ta lại ngồi cạnh một cô gái xinh đẹp.
Đây là một câu hỏi hóc búa kinh khủng, và hầu hết chúng ta đều phải chịu đựng nó. Tôi chịu đựng nó một cách đầy khủng hoảng và tôi mất nhiều năm để vô hiệu hoá được nó. Hi vọng rằng với những gì tôi đã học được, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian hay phải trải qua những trải nghiệm cay đắng giống như tôi đã từng.
Bước đầu tiên để vượt qua nỗi sợ là định hình xem bạn thuộc kiểu gì.
Khi chúng ta đối diện với nỗi sợ và sự lo lắng, chúng ta có những kiểu chiếc lược hay được sử dụng để giải quyết chúng. Ví dụ, kiểu thường thấy nhất mà tôi hay dùng đó là sự phớt lờ. Bất cứ khi nào tôi đối diện với một điều tôi sợ, tôi giả vờ như- mà không phải, tôi thuyết phục bản thân mình rằng – tôi không thực sự quan tâm tới nó. Qua nhiều năm, làm việc cùng hàng trăm người đàn ông, dưới đây là một trong số những kiểu phổ biến nhất mà tôi nhận thấy:
1. Trò Chơi Đổ Lỗi – Trò Chơi Đổ Lỗi nghĩa là bất cứ ở đâu, khi nào phải đối mặt với điều gì đó khiến một người đàn ông sợ hãi, thì anh ta sẽ đổ lỗi cho ai đó hoặc điều gì đó.
Ví dụ, bạn đang lo lắng về việc thuyết trình ở nơi làm việc. Một người thích Trò Chơi Đổ Lỗi sẽ tự nhiên phản ứng theo cách tự nhiên bằng cách nghĩ ra những lý do như không hiểu sao sếp của anh ta lại ngu ngốc như vậy,rằng tại sao thông minh xuất chúng như anh ta lại phải làm cái việc này, và nếu mọi thứ diễn ra không tốt đẹp thì cũng không phải lỗi của anh ta bởi anh ta đang ốm vậy nên cũng không thể nghiên cứu kỹ càng hơn được.
Trong những trường hợp về phụ nữ, Trò Chơi Đổ Lỗi này thường khiến đàn ông tự thuyết phục mình rằng “Ồ, cô ta thật ngốc nghếch”, hoặc “Cô ta chỉ thích những gã điển trai thôi”, hoặc “Cô ấy quá ngu ngốc để dành cho mình”, hoặc “Hộp đêm này quá ồn ào để nói chuyện”, hoặc “Phụ nữ ở Miami thật ghê gớm, tôi cần tìm một thành phố khác”.
Những cái cớ và những lời phàn nàn có thể rất nhỏ nhặt và buồn cười nhưng chúng cũng có thể đi rất xa. Phần kinh khủng của trò đổ lỗi này là nó đi kèm với sự giận giữ và nản chí. Và nếu bạn để nó tiếp diễn đủ nhiều, nỗi giận giữ sẽ chất chồng và rút cục là bạn sẽ giữ cho mình những niềm tin khá cay đắng và phi lý về phụ nữ. Những người đàn ông mà suốt ngày chỉ biết đổ lỗi có thể hình thành những niềm tin lệch lạc như, “Tất cả phụ nữ chỉ quan tâm tới việc đàn ông có bao tiền mà thôi”, hay là “Tất cả các cô nàng trong quán bar rặt là ngu ngốc và nông cạn”. Điều này dẫn tới những điểm khá tối tăm.
2. Sự Phớt Lờ và Lảng Tránh – Đây luôn là gót chân A-sin của tôi, và nó quá đỗi phổ biến. Phớt lờ và lảng tránh thì đúng như tên gọi của nó; đó là khi một người đàn ông thuyết phục chính mình rằng anh ta không quan tâm hoặc nó không quan trọng với anh ta. Tôi làm điều này trong nhiều năm. Tôi thuyết phục bản thân mình rằng tôi không quan tâm về việc gặp gỡ phụ nữ, và nếu các cô gái không thấy tôi hấp dẫn thì cũng không thành vấn đề lắm. Sau đủ những năm cứ ngồi ở nàh và xem phim khiêu dâm khi tất cả những người bạn tôi đều hẹn họ hết cô này rồi tới cô khác, thì tôi bị thức tỉnh mạnh mẽ: Tôi rất quan tâm. Sự phớt lờ và lảng tránh không phải là phản ứng tệ nhất khi chúng ta phớt lờ nỗi sợ hãi với phụ nữ, là bởi vì điều đó không thể tồn tại mãi mãi. Theo khía cạnh sinh học thì chúng ta sẽ theo đuổi phụ nữ, vậy nên ở thời điểm nào đó, bản năng sẽ chiến thắng. Những chỗ nguy hiểm nhất là trong những phần khác của cuộc sống chúng ta như sự nghiệp, gia đình, hay sở thích.Kiểu phớt lờ và lảng tránh này là gốc rễ đằng sau những con người ì trệ và những nhân viên công sở hay cáu kính của cái trái đất này.
3. Kiến thức hoá – Một kiểu phổ biến khi nói đến đàn ông và những lời khuyên hẹn hò. Thực tế, tôi đảm bảo rằng đây là một phần của lý do tại sao giờ bạn vẫn đang ở đây: bạn có một vài nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc sự tổn thương liên quan tới phụ nữ, và thay vì thực sự làm điều gì đó về nó, bạn lên mạng và quyết định tìm một câu trả lời mà bạn có thể học được từ đó.
Kiến thức hoá đôi lúc cũng có lợi ích bởi bạn có thể học hàng tấn thông tin về rất nhiều chủ đề, và đôi khi, việc kiến thức hoá cũng mang đến sự tự ý thức lớn hơn và giúp ta làm rõ được hành động mình cần làm. Nhưng cũng có nhiều người đàn ông sử dụng việc kiến thức hoá như một hình thái khác của sự lảng tránh. Những người đàn ông như vậy thường rất thông minh, mà vấn đề chính là ở đó, bởi bạn càng thông minh, thì bạn càng có xu hướng kiến thức hoá và thuyết phục bản thân rằng bạn cần phải học và hiểu nhiều hơn.
Nhưng với chuyện về phụ nữ, thì đây không phải câu trả lời (một gã đã viết cuốn sách dày 300 trang về phụ nữ cho hay). Thật sự thì, nếu bạn ra ngoài gặp gỡ và nói chuyện với phụ nữ trong 1 năm mà không đọc bất cứ lời khuyên hẹn hò nào, có lẽ bạn cũng làm khá ổn, nếu bạn chân thành với bản thân mình và có khả năng sửa sai. Chắc chắn rồi, những thứ này cũng đều có ích, nhưng cuối cùng thì, người thầy tốt nhất chính là sự trải nghiệm của bạn. Đến một điểm nhất định khi mà học thêm về một chủ đề nào đó không còn có ích lợi, mà trái lại chỉ khiến bạn thêm rối bời, bởi bạn không có những trải nghiệm để áp dụng những kiến thức này một cách thiết thực.
Kiến thức hoá cũng mang lại những phản ứng ngược. Một khi bạn nghiên cứu đủ về một chủ đề, điều đó có thể làm bạn lo lắng thêm. Bởi khi bạn hiểu về nó quá nhiều là bạn đã đặt nhiều áp lực hơn lên bản thân để thành công và do đó đặt thêm nhiều kì vọng lên chính mình.
Còn nhiều kiểu khác nữa, nhưng ba kiểu ở trên là những kiểu chính mà tôi hay gặp ở những người đàn ông cố gắng vượt qua sự lo lắng của họ.
Cũng có một kiểu trong mỗi một phản ứng lại nỗi sợ kể trên: họ lảng tránh nỗi sợ và họ thường làm điều đó bằng cách thuyết phục bản thân mình về điều gì đó chưa hẳn đã là thật.
Người đàn ông đổ lỗi sẽ thuyết phục chính mình rằng đó là lỗi của cô ấy. Người đàn ông phớt lờ sẽ thuyết phục chính mình rằng không có vấn đề gì đâu. Người đàn ông kiến thức hoá thì sẽ thuyết phục chính mình rằng anh ta cần học và hiểu nhiều hơn trước đã. Rốt cục là, họ đều lảng tránh những gì họ sợ.
Tôi cũng nhận ra rằng không có ai chỉ sử dụng duy nhất một cơ chế bảo vệ. Chúng ta đều sử dụng chúng một lúc nào đó… Thực tế, có thể chúng ta đặt chúng chồng lên nhau, ví dụ như: “Tôi không quan tâm những cô gái ở đây nghĩ gì, bởi họ rặt là những cô nàng rẻ tiền, nên tôi về nhà vậy”, gần như kiểu đặt sự lảng tránh lên trên việc đổ lỗi.
Nói như vậy có nghĩa là, chúng ta dường như đều có một kiểu ưa thích mà chúng ta thường xuyên lấy làm lá chắn.
Chìa khoá đầu tiên và trên hết để vượt qua nỗi sợ này đó là hãy phá vỡ những cách phản ứng rập khuôn của bạn với những nỗi sợ. Điều này đòi hỏi sự tự ý thức và tính kỷ luật ở một mức độ nhất định.
Ví dụ, khi tôi đang học cách tiếp cận phụ nữ, tôi có rất nhiều nỗi sợ và lo lắng. Và kiểu của tôi là phớt lờ. Nên tôi có thể đến quán bar chơi, nhìn thấy một cô gái tôi thích, và phản ứng tức khắc của tôi là nói điều gì đó ví dụ như “À, mình cũng không muốn nói chuyện lắm vào lúc này”, hoặc “Mình không thấy hứng thú hẹn hò gái gú lúc này”. Điều này rặt là vớ vẩn. Tôi ra ngoài tối hôm đó chỉ với chủ đích là gặp gỡ phụ nữ. Tôi đã đọc sách và những trang web cả tuần về việc tiếp xúc với phụ nữ. Tôi muốn gặp gỡ các cô gái.
Chỉ cho tới khi tôi trở nên ý thức được về kiểu này thì tôi mới có thể bắt đầu phá bỏ nó và ép bản thân mình phải nói chuyện với người phụ nữ mà tôi muốn nói chuyện, kể cả khi tâm trí tôi đang nói với tôi rằng tôi không muốn thế.
Vậy nên, dưới đây sẽ là vài cách hữu hiệu để phá vỡ kiểu cơ chế bảo vệ của bạn:
1. Dành chút thời gian để nghĩ xem điều gì làm bạn lo lắng nhất. Có phải là tiếp cận không? Hay là thể hiện sự hấp dẫn giới tính? Hay là ngỏ ý mời một phụ nữ đi chơi ? Hay là nụ hôn đầu tiên?
2. Giờ hãy viết kiểu cơ chế bảo vệ của bạn xuống cùng với nó. Ví dụ, “Gọi điện cho phụ nữ, kiểu cơ chế bảo vệ là sự phớt lờ”, hoặc “Tiếp cận phụ nữ, kiểu cơ chế bảo vệ là đổ lỗi”.
3. Giờ hãy tạo một mục tiêu cho bản thân, ví dụ “Gọi cho mỗi số điện thoại mà tôi có, bất kể là tôi không quan tâm đến thế nào đi nữa”. Viết nó xuống.
4. Nói với một người bạn kế hoạch bạn định làm và yêu cầu người đó nhắc nhở bạn.
Điều cuối cùng rất quan trọng. Chia sẻ nỗi sợ của bạn và có ai đó nhắc bạn là một phần của toàn bộ quá trình, và khiến việc đó dễ hơn 10 lần. Thậm chí ngay hành động chia sẻ nỗi sợ của bạn với ai đó, người có thể thấu cảm và hiểu được, sẽ giúp bạn tiến một bước dài trong việc giải toả những áp lực.