Đành rằng với việc 2 người yêu nhau đã được 1 thời gian thì cách cử xử, cách nói chuyện sẽ thân thuộc hơn những ngày mới bắt đầu tán tỉnh rất nhiều, nhưng đây cũng chính là những thói quen xấu được bộc lộ ra 1 cách rõ ràng nhất. Và chính những thói quen xấu trong tình yêu này đã góp phần tạo nên không ít cuộc chia ly trong tình yêu.
Thói quen dẫn đến sự rạn nứt của 1 mối quan hệ
1. Chuyện ma #1: Anh thật chẳng được cái tích sự gì ở nhà, vì boss vừa phê bình tôi trong cuộc họp hôm nay.
Không chỉ trong quan hệ yêu đương, mà bất cứ mối quan hệ nào giữa hai con người nói chung, việc “giận cá chém thớt” đều khiến cho bên bị hại cảm thấy rất khó chịu và bất công. Tôi nói anh là một kẻ vô tâm quá đáng khi vẫn có thể nằm thảnh thơi xem TV, không hề mảy may tới những mưa bão đã xảy ra trong ngày khiến cho khuôn mặt tôi phủ kín một màu xám xịt. Vì chẳng có cái lí gì anh có quyền được thanh thản khi tôi phải gặm nhấm nỗi bực tức này một mình.
Rất nhiều người có một niềm tin bất diệt là khi một người đang có một chút vấn đề về tâm trạng, mọi hoạt động khác trong to-do list của người kia sẽ tự động được gạch chéo, và thế chỗ cho một và chỉ một việc làm duy nhất được chấp thuận vào giờ phút này: an ủi vỗ về. Chuyện tôi cần một chút quan tâm đặc biệt và muốn bắt đền người yêu khi trải qua một ngày nhuộm mùi mắm tôm là dễ hiểu. Nhưng khi tôi áp đặt nó thành trách nhiệm và anh sẽ trở thành một thằng bạn trai tồi nếu anh không thực hiện được trách nhiệm đó, đấy là sự ích kỉ. Về lâu dài điều này sẽ khiến cho hai bên luôn luôn oán trách lẫn nhau về những vấn đề không mấy liên quan, và tồi tệ hơn là sẽ mất đi sự tin tưởng giữa hai người để có thể bộc lộ và chia sẻ ra những cảm xúc thật.
Hãy luôn tự nhắc nhở bản thân rằng bất cứ một sự hy sinh quyền lợi nào của người yêu bạn để có thể làm cho bạn vui hơn, cần dựa trên tinh thần tự nguyện, chứ không phải là một trách nhiệm nghiễm nhiên. Bạn nên trân trọng điều ấy và đồng thời cố gắng tự kiểm soát những cảm xúc của bản thân, để không oán trách người yêu một cách vô tội vạ.
2. Chuyện ma #2:
Babe: Anh ơi tối mai đi anh định mặc màu gì để em match với anh?!
Dude: Tùy.
Babe: Ơ làm sao thế?
Dude: Tự biết.
Tôi chắc chắn không ai ở đây còn lạ lẫm với cái cảnh người yêu ngúng nguẩy hỏi không nói soi mói không thưa, nhưng rất kiên trì vung ra những cái hint nho nhỏ: thỉnh thoảng lại thở dài một cái, buông một lời than, đập bàn cái bịch, hay ném cho bạn những cái nhìn khinh miệt. Nàng sẽ còn hint, hint nữa hint mãi, liên tiếp gây ra những sự khó chịu cỏn con nhưng làm bạn thật không thể bỏ qua, cho tới khi bộ não của bạn tiếp nhận được tín hiệu và giải mã được ra cái thông điệp rằng: Có một vấn đề… gì đó.
Xem thêm: Dấu hiệu chứng tỏ con gái đang chán bạn
Ví dụ ở trên của tôi không phải là một lỗi cẩu thả, mà tôi muốn nhấn mạnh rằng không phải chỉ riêng con gái có thói quen xấu này như mọi người vẫn lầm tưởng. Thậm chí rất nhiều bạn trai, có thể vì họ nghĩ con trai thường nói ít hiểu nhiều, họ rất kiệm lời khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc và nghĩ những việc ấy chỉ dành cho những thằng đàn bà. Nếu bạn là một gã con trai đang đọc dòng này và cũng có suy nghĩ như vậy, tôi thành thật khuyên bạn hãy thay đổi ngay bây giờ hoăc bạn sẽ sớm nhận thức được hậu quả của nó khi đã quã muộn để cứu vãn những mối quan hệ tốt đẹp.
Luôn luôn chia sẻ những cảm nhận và tâm trạng của mình một cách thẳng thắn nhất. Bạn muốn cafe vỉa hè khi cô ấy đòi vào Lục Thủy, hãy lên tiếng. Bạn lo lắng người ta có khả năng đột quỵ khi bạn cầm mic nhưng cô ấy nằng nặc yêu cầu bạn phải song ca, hãy thú nhận. Tối nay bạn chỉ muốn nằm co ro ôm mèo và nhai thịt bò khô khi cô ấy nhất quyết muốn đi lượn đủ 36 phố phường, hãy giải thích. Dù cô ấy có phản ứng thế nào đi chăng nữa, tôi chắc chắn với bạn nó vẫn sẽ dễ chịu hơn rất nhiều so với việc hai bên phải đoán già đoán non vấn đề gì đã làm cho bên kia đang yên đang lành lại bắn ra những câu đã xéo nghiệt ngã tới vậy. Còn nếu bạn ở vị trí được chia sẻ, hãy giúp người yêu mình bằng cách lắng nghe và làm cho anh ấy cảm thấy việc dũng cảm nói lên suy nghĩ cá nhân không phải là một hành động dại dột. Câu hỏi ở đây không phải là làm sao để hai người yêu nhau hơn, hãy hỏi: Làm sao để có thể chia sẻ, thấu hiểu và chấp nhận nhau nhiều hơn.